Cùng Doitam.vn tìm hiểu bản chất chân thực nhất của nghi lễ cúng Dường. Những tầng ý nghĩa, mục đích và lợi ích của nghi lễ này trong đời sống.
- Tìm Hiểu Về Niết Bàn, Kiến Thức Căn Bản Trong Phật Giáo
- Chùa Niết Bàn, Niết Bàn Tịnh Xá – Vẻ Đẹp Thanh Tịnh Giữa Chốn Phồn Hoa
- Khái niệm Luân Hồi trong Phật giáo và những điều cần biết
Cùng Đồ Gỗ Đọi Tam đến với bài viết nói về định nghĩa, ý nghĩa, cách thực hiện nghi thức Cúng Dường trong phật giáo. Đối với mỗi phật tử hướng đạo thì nghi lễ này quan trọng như thế nào? Áp dụng như thế nào để không làm mất đi ý nghĩa chân thực của nghi lễ. Cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn về nghi lễ này nhé.
Định nghĩa và ý nghĩa của Cúng Dường
Để hiểu thực sự rõ ràng về nghi lễ Cúng Dường trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về định nghĩa của nghi lễ này trong Phật giáo. Tiếp đến chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa chân thực của nghi lễ. Điều này giúp chúng ta biết chúng ta đang làm gì và được gì.
Phần định nghĩa của “ Cúng Dường”
Trong tiếng Pali từ "Pūjam" với phiên âm tiếng Việt là “Cung Dưỡng” hoặc “Cúng Dường”. Riêng đối với trong Phật giáo thì được nói đến từ “Cúng Dường” bởi đây là tên của một nghi lễ và có nguồn gốc từ các nghi thức tôn kính và cầu nguyện trong Phật giáo. Nghi lễ này thường bao gồm việc dâng hương, hoa và các lễ vật khác tại các nơi linh thiêng như đền chùa, nhằm thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với các vị Phật, bồ tát và các linh thánh.
Ý nghĩa của Cúng Dường
Về cơ bản nghi lễ Cúng Dường mang ý Tôn kính và tường nhớ đến công đức của tổ tiên, các vị thánh thiện có công lao to lớn đối với bản thân hoặc với toàn chúng sinh.
Cúng Dường là từ để chỉ một nghi lễ tôn kính và cầu nguyện quan trọng trong phật giáo. Nghi lễ này thường được thực hiện bằng cách dâng hương, hoa và các lễ vật khác tại các đền chùa hay nhà thờ phật giáo. Hành động này không chỉ đơn thuần là sự tôn kính đối với cách vị phật và bồ tát, mà còn thể hiện lòng thành và sự biết ơn đối với cung đức lớn lao của các vị thành thiện đã giúp đỡ và bảo hộ chúng sinh. Hành động này không chỉ mang đến ý nghĩa tâm linh và còn giúp con người cũng như các phật tử nâng tao long từ bi, cúng cố thêm nhận thức về đạo lý và mang đến sự an lạc, thanh tịnh trong tâm hồn.
Để hiểu hơn về ý nghĩa của cúng Dường chúng ta cùng đến với trích đoạn trong kinh Nikaya nói về bố thí và cúng Dường:
Một thời, Thế Tôn trú ở thành Xá Vệ (Sàvatthi), tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), khu vườn của ông Cấp Cô Độc (Anàthapindika). Lúc bấy giờ, mẹ của Nan-da (Nanda), nữ gia chủ người Ve-lu-kan-da-ki (Velukandaki) làm một thí vật gồm có sáu phần cúng Dường chúng Tăng. Bấy giờ, Thế Tôn với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhiên thấy mẹ của Nan-da làm một thí vật gồm có sáu phần liền bảo các Tỷ-kheo:
Này các Tỷ-kheo, có ba phần thuộc về người bố thí và có ba phần thuộc về người nhận vật phẩm bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Đây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí? Ở đây này các Tỷ-kheo, những người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Đây là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là thí vật có sáu phần.
Này các Tỷ-kheo, công đức của thí vật sáu phần thật vô lượng: “Là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, hạnh phúc và an lạc”.
(Nguồn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, phẩm Chư thiên, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.91)
Có thể thấy được ý nghĩa bản nguyên nhất của việc bố thí và cúng Dường qua đoạn kinh trên. Những con người hướng đạo cần tự giác ngộ tới bản chất của nghi lễ. Chúng ta sẽ được gì khi thực hiện nghi lễ này. Nên áp dụng và làm đúng để đạt tới hiệu quả nhất cho tâm linh hướng Phật.
Tìm Hiểu Thế Nào Là Niết Bàn - Kiến Thức Cơ Bản Trong Phật Giáo
Quy trình và cách thực hiện nghi lễ
Mọi nghi lễ trong Phật giáo cũng như bất kể những đạo nào đều có quy trình và cách thực hiện riêng. Để thực hiện nghi lễ một cách đúng đắn chúng ta cùng đến với phần bố cục và các bước thực hiện cũng như những cách sắm lễ vật trong Cúng Dường.
Bố cục và các bước để thực hiện
Bố cục và các bước thực hiện nghi lễ Cúng Dường thường được tuân thao một trình tự nhật định để thể hiện rõ ràng nhất về sự thành tính và tôn trọng. Thông qua sưu tầm và tìm hiểu chúng tôi đưa ra các bước thực hiện nghi lễ như sau để quý vị tham khảo và thực hiện:
- Chuẩn bị lễ vật: Trước khi bắt đầu bất kì nghi lễ nào chúng ta đều cần phải chuẩn bị đầy đủ nhất những vật phẩm như hường, hoa, nến và thực phẩm tinh tế để dâng lên các vị thánh thiện.
- Con đường hành trình đến chùa, nơi làm lễ: trước khi làm lễ và trên đường đi đến nơi đặt lễ điều cần có tiếp theo đó là tâm tình tĩnh lặng và sự kính trọng. Nếu tâm không yên, đến lễ chỉ với mục đích tìm sự cầu may cho riêng bản thân mình thì không nên đi lễ. Hãy tịnh tâm và loại bỏ tạp niệm rồi hãy đến.
- Lễ nghi dâng hương và lễ vật: người thực hiện lần lượt dâng hương, cúng Dường và các lễ vật tại bàn thờ hoặc nơi thờ phượng, kèm theo những lời cầu nguyện thành kính.
- Cầu nguyện và tu hành: Sauk hi hoàn tất việc dâng lễ vật, người làm lễ có thể tiến hành cầu nguyện và tu hành để xin sự bảo hộ, an lạc và sự giúp đỡ từ các vị thành thiện. Nên cầu cho toàn thể chúng sinh và tất cả con người trước tiên sau đó mới đến gia đình và bản thân mình.
- Kết thúc và tỏ lòng biết ơn: Nghi lễ Cúng Dường kết thúc với việc bày tỏ lòng biết ơn đối với những vị đã nghe lời cầu nguyện và thụ hưởng lễ vật.
Xuất phát từ cái tâm thành kính, người thực hiện cần cần bị kĩ lưỡng cả về lễ vật và những lời cầu nguyện đề cao đến bảo hộ chúng sinh. Hành động này không chỉ là nghi lễ tín ngưỡng đơn thuần làm cho đủ mà đây còn là cách để chúng ta cúng cố thêm niềm tin tâm linh cũng như thanh tịnh tâm hồn.
Cùng khám phá cảnh chùa Niết Bàn - Niết Bàn tịnh xá
Các cách sắm lễ vật trong nghi lễ
Để chuẩn bị sắm lễ vật trong nghi lễ Cúng Dường chúng ta cần xác định rõ là mình sẽ cúng ở đâu để có được sự chuẩn bị hợp lý. Dưới đây là các cách sắm lễ vật thực hiện nghi lễ tại nhà, tại đình chùa, đền miếu, cúng phật hàng ngày và cúng gia tiên.
Cúng Dường tại nhà
Đây là một nghi lễ giúp tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên trong dòng họ và gia đình. Mang đến sự kết nối tâm linh và duy trì truyền thống gia đình, cầu cho sự bình an và thịnh vượng. Dưới đây là cách sắm lễ vật cúng Dường tại nhà đơn giản:
- Hương: thường sử dụng 3 hoặc 5 nén.
- Đèn dầu: hoặc có thể dùng nến để thay thế. Mọi người cũng có thế dùng đèn dầu cùng nến.
- Trầu cau: chuẩn bị một cơi trầu têm cánh phượng. Hoặc có thể là một nhánh quả cau với lá trầu.
- Rượu, trà: chuẩn bị 3 chén rượu và 3 chén nước trà.
- Hoa quả: Nên lựa chọn các loại hoa quả tươi, sạch. Bạn có thể chọn cúng ngũ quả hoặc một loại quả và một bình hoa tươi.
- Bánh kẹo: Bày thêm một đĩa bánh kẹo nhỏ, có thể là một hộp bánh.
- Xôi, chè: Chuẩn bị một đĩa xôi gấc, xôi đỗ, chè đậu xanh, chè kho…
- Tiền vàng mã: Một ít tiền vàng, giấy tiền, không cần quá nhiều.
Bên trên là phần đầy đủ của một lễ cúng Dường tại nhà. Mọi thứ được chuẩn bị xuất phát từ lòng thành kính và sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên cùng các vị thánh thiện.
Nghi lễ cúng thực hiện tại đình, chùa, đền, miếu
Khi chuẩn bị lễ cúng Dường tại đình, chùa, đền, miếu chúng ta cần chuẩn bị những lễ vật như sau:
- Hương: dùng 3 hoặc 5 nén.
- Đèn dầu: hoặc nến.
- Hoa tươi: thường dùng hoa cúc, hoa hồng, hoa sen, hoa huệ. Nên cắm theo số lẻ từ 5 trở lên.
- Trầu cau: Chuẩn bị một cơi trầu têm cánh phượng hoặc có thể là một giành cau với lá trầu.
- Rượu, trà: chuẩn bị 3 chén rượu, 3 chén trà.
- Bánh kẹo: chuẩn bị các loại bánh chay, bánh phu thê.
- Xôi, chè: dùng xôi gấc, xôi đỗ, chè đậu xanh, chè kho…
- Gạo, muối: Một bát gạo, một bát muối.
- Tiền vàng mã: Một ít tiền vàng, giấy tiền.
Phần chuẩn bị lễ vật tại đình, chùa, đền, miếu có sự khác biệt đối với phần lễ vật khi cúng tại nhà. Bạn nên lưu ý để chuẩn bị đầy đủ.
Cúng phật hàng ngày
Với nghĩ lễ cúng Phật hàng ngày thì quý phật tử cần sử dụng những lễ vật nào cho đầy đủ. Dưới đây là phần lễ phật để cúng Dường đức Phật hàng ngày quý phật tử nên biết:
- Hương: chuẩn bị từ 1 đến 3 nén.
- Đèn dầu: có thể thay thế bằng nến hoặc dùng cả 2.
- Hoa tươi: Dùng hoa cúc, hoa sen, hoa hồng với số lượng là số lẻ từ 5 bông trở lên.
- Quả tươi: chọn quả tươi, sạch và không có mùi nồng.
- Nước lọc: Một chén nước sạch.
- Thực phẩm chay: xôi, chè, bánh chay. (Mâm lễ vật thuần chay không có thịt, cá…)
Nghi lễ cúng Phật hàng ngày cần chuẩn bị thuần chay với những lễ vật đơn giản không cần quá cầu kì. Quan trọng nhất ở đây là tâm thanh tịnh và hướng Phật.
Cúng gia tiên
Để chuẩn bị lễ vật để cúng gia tiên đầy đủ chúng ta sẽ đến với danh sách dưới đây:
- Hương: 3 hoặc 5 nén hương.
- Đèn dầu: Có thể dùng nến đỏ hoặc dùng cả hai.
- Trầu cau: Dùng một cơi trầu têm cánh phượng hoặc một giành quả cau với lá trầu.
- Rượu, trà: Dùng 3 chén rượu, 3 chén trà.
- Hoa quả: Nên chọn dùng hoa, quả tươi và sạch.
- Xôi, chè: Xôi gấc, xôi đỗ, chè đậu xanh, chè kho.
- Mâm cơm: gồm các món ăn truyền thống như thịt heo, gà luộc, canh, rau, bánh trưng. Cần sắm đầy đủ 6 bát, 6 đôi đũa, muối chấm…
- Tiền vàng mã: một ít tiền vàng, giấy tiền.( không cần quá nhiều)
Nghi lễ cúng Dường, cúng gia tiên là những lúc con cháu thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên, các vị tiền bối trong gia tộc. Cầu đến phước lành cho mọi người trong gia đình được mạnh khỏe và bình an. Nên thực hiện nghi lễ vào thời gian phù hợp thường vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Với các bước trong quy trình thực hiện nghi lễ cúng Dường cùng với danh sách các lễ vật cần chuẩn bị đã được kể bên trên, hy vọng có thể giúp cho quý vị thực hiện nghi lễ với đầy đủ lễ vật cùng với tâm thành kính.
Khái Niệm Chính Xác Của Luân Hồi - Không Phải Ai Cũng Biết
Mục đích và những lợi ích của nghi lễ Cúng Dường
Nghi lễ cúng Dường là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa của còn người Việt Nam. Nghi lễ này thể hiện sự kết nối giữa những con người trần thế với thế giới tâm linh và giữ gìn những giá trị truyền thống. Đây là những quan niệm của người dân Việt từ thời xa xưa. Bên cạnh đó nghi lễ này còn mang đến nhiều lợi ích lớn cho đời sống tâm linh của con người.
Mục đích của nghi lễ Cúng Dường
Mục đích của nghi lễ này nhằm thể hiện sự tôn kính các đấng linh thiêng, các vị thánh thiện cùng các vị tổ tiên có công với chúng sinh có công với dòng họ gia tộc. Bên cạnh đó, cúng Dường còn bao gồm nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời dống hàng ngày, qua những lễ cúng gia tiên, cúng Phật , đến cúng tại đình, chùa, đền, miếu.
- Trong thờ cúng tổ tiên trong gia đình: Dịp cúng lễ này là lúc con cháu thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ đến công lao dưỡng dục, sinh thành, bảo vệ. của ông bà, tổ tiên trong gia đình. Thông qua các lễ cúng như trong các dịp giỗ chạp, Tết Nguyên Đán, ngày Rằm tháng Bảy người Việt ta thể hiện sự chi ân và giữ gìn mối liên kết tâm linh với cội nguồn tổ tiên. Việc cúng gia tiên còn có mục đích cầu nguyện lấy được sự bình an, thịnh vượng cho mọi thành viên trong dòng họ và gia đình.
- Cúng Phật: khi thực hiện lễ cúng Phật những phật tử thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với đức Phật và các vị Bồ Tát. Mục đích của việc thực hiện nghi lễ cúng Phật không chỉ là cầu nguyện cho bản thân và gia đình mà còn là cách để tu dưỡng tâm hồn, hướng đến sự giải thoát và giác ngộ của bản thân. Việc cúng phật có thể diễn ra hàng ngày cầu nguyện cho sự bình an và an lạc, thanh tịnh tâm hồn. Nghi lễ này giúp cho người tham gia giữ được cái tâm thanh tịnh, giảm bớt đi tham, sân, si và hướng đến lối sống chân chính không ích kỉ.
- Cúng thần tại đình, đền, miếu: Đối với mục đích khi cúng lễ tại đình, đền miếu thì nói đến việc thể hiện lòng tôn kính của bản thân đối với các vị thần lình, thánh mẫu và các vị anh hùng dân tộc. Mục đích ở đâu đó là cầu nguyện cho sự bình an, thịnh vượng đến với tất cả cộng đồng và quốc gia. Có thể kể đến như những lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương, lễ đền Hùng hoặc những lễ tưởng niệm những vị anh hùng dân tộc tại nghĩa trang liệt sĩ. Những nghi lễ này không chỉ mang tính chất tâm linh, thanh tịnh tâm hồn mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giũ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Trong thờ cúng hàng ngày: mục đích của người thực hiện nghi lễ đó là thanh lọc tâm hồn, tạo sự cân bằng và bình an trong cuộc sống. Khoảng thời gian thực hiện nghi lễ người thực hiện có cơ hội để giữ tâm thanh tịnh, suy nghĩ về cuộc sống. , làm lành và hướng thiện.
Có thể thấy, mục đích của nghi lễ cúng Dường không chỉ thể hiện lòng thành kính và cầu nguyện mà còn là cách để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức và tâm linh trong đời sống hàng ngày. Thông qua các nghi lễ, con người có thể tìm thấy được sự bình an, thanh tịnh và hạnh phúc, đồng thời duy trì mối liên kết sâu sắc với tiên tổ, thần linh và cộng đồng.
Khi thực hiện nghi lễ này mọi người được những lợi ích gì
Như trong Kinh Tăng Chi Bộ có nói về hành động cúng Dường và bố thí rằng: “Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong bố thí, tâm được tịnh tính. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”. Trong một câu này chúng ta có thể thấy được những lợi ích mang lại khi thực hiện nghi lễ.
Đầu tiên, “trước khi bố thí, ý được vui lòng” câu nói này nhận mạnh trạng thái tâm lý chuẩn bị cho hành động bố thí và ý thức chuẩn bị cho hành động thực hiện nghi lễ. Ngay từ đầu họ đã có tâm trạng vui vẻ và hào hứng. Điều này cho thấy ý định thiện lành và sự sẵn sàng chia sẻ, phản ánh lòng từ bi và nhân ái. Cái lợi đầu tiên của khi thực hiện nghi lễ đó là mang đến vui vẻ.
Thứ hai, “trong bố thí, tâm được tịnh tính” Đây là ám chỉ trạng thái tâm hồn trong quá trình thực hiện hành động. Khi bố thí hay cúng Dường tâm người thực hiện không vướng bận bởi những toan tính cá nhân hay mong muốn được hưởng lợi từ hành động này. Họ thực hiện hành động với sự chân thành và vô tư, tâm trí hoàn toàn thanh tịnh trong sáng. Đây là giai đoạn mà lòng từ bi và sự chia sẻ đạt đến mức cao nhất, không bị ảnh hưởng bởi những lợi ích lâu dài hay lợi ích cá nhân.
Cuối cùng, “sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ” diễn tả cảm xúc và trạng thái tâm lý sau khi nghi lễ hoàn thành. Giống như chúng ta sau khi thực hiện một việc tốt đẹp sẽ cảm thấy niền vui và sự mãn nguyện với hành động của mình. Niềm hoan hỷ này không chỉ đến từ việc giúp đỡ người khác mà còn từ sự nhận thức rằng mình đã làm một điều có ý nghĩa, góp phần cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đây giống như một phần thường về mặt tinh thần cho hành động này mang lại, vượt xa với vật chất hay những tham niệm hoàn thành.
Câu nói trên phân tích một cách toàn diện về lợi ích của việc thực hiện nghi lễ. Người thực hiện đúng cả quá trình của nghi lễ sẽ có được sự vui lòng, thanh tịnh tâm hồn và hoàn hỷ.
Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy sự quan trọng của nghĩ lễ cúng Dường khi chúng ta thực sự hiểu được ý nghĩa và lợi ích của nghi lễ này mang lại. Khi chúng ta thực sự hiểu rõ và thực hiện với cái thâm thanh tịnh không tham, sân, si thì tâm hồn chúng ta sẽ hướng đến gần hơn với sự an lành trong tư tưởng và lối sống.
- Chủ đề HOT:
- cúng dường
- cúng dường là gì
- lễ cúng dường