|
Mấy ngày cận Tết, làng trống Đọi Tam rộn ràng tiếng cưa máy, tiếng trống... Họ làm trống để chuẩn bị cho lễ hội Tịch Điền và xuất đi nhiều tỉnh thành phục vụ lễ hội đầu năm.
|
|
|
Nguyên liệu làm trống Đọi Tam chủ yếu là gỗ mít và da trâu. Đi từ đầu làng có thể bắt gặp những đoạn gỗ to xếp trên đường. Hiện ở xã Đọi Sơn có hơn 600 lao động làm nghề trống, đông nhất vẫn ở làng Đọi Tam.
|
|
|
Với những chiếc trống có đường kính 1,5 m đến 2 m, người thợ làng Đọi Tam chỉ mất 3 ngày để hoàn thành với 4 nhân công làm liên tục. Theo họ, khó nhất vẫn là công đoạn ghép tang, các công đoạn còn lại như dán mặt trống, sơn trống không đòi hỏi nhiều kỹ thuật.
|
|
|
Công đoạn cắt gỗ khá quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao để khi ghép tang không bị lệch.
|
|
|
Ông Thành, một người thợ lâu năm ở Đọi Tam cho biết, sự khác biệt lớn nhất giữa trống Đọi Tam và trống các làng khác là âm thanh phát ra từ trống. Tiếng trống được làm từ Đọi Tam phát ra âm thanh trầm, bổng rõ ràng. "Không phải tự nhiên mà trống Đọi Tam được lựa chọn ở nhiều lễ hội, sự kiện quan trọng của đất nước", ông Thành tự hào nói.
|
|
|
Thông thường làm những chiếc trống sấm và to, người thợ làng Đọi Tam phải lấy gỗ mít và da trâu từ Tây Nguyên. Những chiếc trống sấm chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, với thời gian mất cả năm. Đợt đại lễ 1000 năm Thăng Long, Đọi Tam đã sản xuất hàng chục chiếc trống sấm phục vụ lễ hội.
|
|
|
Một chiếc trống có chiều cao 1,4 m được cơ sở nhà anh Tuân làm trong vòng 3 ngày với 4 nhân công.
|
|
|
Căng da trâu lên mặt trống.
|
|
|
Những chiếc trống chuẩn bị đem đi bán được chở trên con đường làng Đọi Tam.
|
|
|
Cận Tết Nhâm Thìn, nhiều hộ gia đình còn chuyển sang làm bình rượu. Theo họ, làm bình rượu bán được nhiều hơn làm trống. Đây cũng là nguồn thu không nhỏ của các hộ gia đình làng trống Đọi Tam.
|
|
|
Chị Sáng cho biết, khoảng 5 năm trở lại đây người dân có thêm nghề làm bình rượu trong những dịp xuân về. Giá mỗi sản phẩm dao động 130.000 đồng đến 500.000 đồng, tùy chủng loại.
|
|