Bài thơ Cái Trống Trường Em

Thích 2 Bình luận 0
Xếp hạng: 4.4 (5 đánh giá)

Bài thơ cái trống trường em của nhà thơ Thanh Hào - Nguyễn Văn Hào, Đồ Gỗ Đọi Tam hân hạnh gửi đến quý bạn đọc lời bài thơ rất hay và đầy ý nghĩa này.

Bài thơ Cái Trống Trường Em

Ảnh. Bài thơ Cái Trống Trường Em

Tiếng trống trường, cái trống trường luôn là điều gì đó gắn liền với tuổi học trò thân thương. Bài thơ cái trống trường em của nhà thơ Thanh Hào đã mang đến cho không chỉ các em nhỏ những cảm xúc vui tươi háo hức với những buổi đến trường. Đối với người lớn chúng ta, khi đọc bài thơ này cũng cảm thấy trong lòng rạo rực với nhiều kí ức thời còn trên ghế nhà trường ùa về.

Phân tích cảm nhận về bài thơ cái trống trường em

 

Những phân tích và cảm nhận về bài thơ cái trống trường em có thể giúp ích cho các em học sinh làm bài tập về bài thơ này. Dựa trên những ý nghĩa qua từng lời thơ trong bài thơ cũng như những điều mà tác giả gửi gắm trong từng câu thơ đầy ý nghĩa. Dưới đây là tất cả những gì cần biết về bài thơ này để hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi vần thơ mà tác giả gửi đến người đọc.

Chi tiết bài thơ cái trống trường em

 

Trước khi phân tích về ý nghĩa của bài thơ chúng ta hãy cùng nhau đọc lại vài lần bài thơ này. Đưa ra cảm nhận của chính mình về những câu thơ trong bài thơ. Trước khi đến với những phân tích ý nghĩa của bài thơ. Hãy đề cao hơn cảm nghĩ của mình và chỉ nên coi những phân tích của chúng tôi là phần tham khảo.

 Bài thơ cái trống trường em được nhà thơ Thanh Hào sáng tác vào thời điểm những năm 60 của thế kỉ trước. Một thời chiến tranh bão đạn nhưng tiếng trống trường vẫn vang lên hàng ngày. Mang đến âm thanh của tương lai, tuổi trẻ và sự phát triển không ngừng bất chấp hoàn cảnh khó khăn. Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Thanh Hào đã sáng tác những vần thơ mang đến cảm xúc rất vui tươi trái ngược hẳn với không khí của thời chiến. Chúng ta hãy cùng nhau đến với nội dung của bài thơ:

Bài Thơ: Cái Trống Trường Em

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt Ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ

 

Buồn không hả trống?

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve…

 

Cái trống lặng yên

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá

 

Kìa trống đang gọi

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng…

Vào năm học mới

Rộn vang tưng bừng

Nhà thơ: Thanh Hào.

Bài thơ mang những câu thơ hết sức hồn nhiên và trong sáng giống như của một em học sinh đang kể về những cảm xúc của mình khi nghe tiếng trống khai trường vậy. Những vần thơ đơn giản lại gần gũi nhưng mang đến đầy cảm xúc cho mọi lứa tuổi. Sự hào hứng cho năm học mới, sự hoài niệm với những kỉ niệm xưa đều được mang đến cho người đọc.

Phân tích ý nghĩa của bài thơ

 

Chính vì những hình ảnh thân thuộc nhất được nhà thơ mang đến qua phép tu từ nhân cách hóa cái trống trường. Trống trường như một người bạn với những em học sinh. Thiếu mọi người trống cũng biết buồn và mừng vui khi năm học mới đến với những tiếng trống rộn rã. Chính điều này, nhiều năm qua, bài thơ liên tục được đưa vào chương trình SGK tiểu học.

Trong ba tháng hè các em học sinh không đến lớp và cái trống trường cùng được nghỉ ngơi. Nhưng không cảm thấy trống vui vì được nghỉ bởi “ suốt 3 tháng liền, trống nằm ngẫm nghĩ”. Mặc dù được nghỉ nhưng chỉ nằm để ngẫm nghĩ. Hình ảnh này đã mang đến một cảm xúc buồn khi phải chia tay các em học sinh khi nằm “ngẫm nghĩ”. Chỉ với 2 từ tưởng như đơn giản những thay đổi hoàn toàn góc nhìn về một sự vật trở thành hình ảnh nhân cách hóa có buồn có vui, có suy nghĩ.

Đáp lại tình cảm ấy, các bạn học sinh cùng không quên hỏi han, động viên. Với cảm xúc hết sức thân thiết và giọng điệu hỏi thăm hồn nhiên vô tư đồi với “cái trống trường em”. “buồn không hả trống/ trong những ngày hè/ bọn mình đi vắng/ chỉ còn tiếng ve” đây là sự quan tâm thực sự từ để ý đến điều đơn giản “lặng im” như quan sát đến cử chỉ để thấy tâm trạng của người bạn của mình. Nhưng đó chỉ là khi nằm một mình và chỉ có tiếng ve. Lúc gặp lại các em học sinh thì niềm vui sướng tràn về. Như khi gặp lại sau những cuộc chia ly vậy. Những từ ngữ như “ lặng im” “Nghiêng đầu”,”mừng vui” diễn dã đầy đủ cung bậc cảm xúc từ buồn chuyển thành chờ mong và vỡ òa trong vui sướng. Như niềm vui đến bất ngờ và không được báo trước. Nghiêng đầu giống như một hành động vẫy tay với các bạn nhỏ khi mới gặp lại vậy. Sự mừng vui được đưa đến đỉnh điểm khi “Kìa trống đang gọi/ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng…” Chỉ là âm thanh tiếng trống trường nhưng tác giả Thanh Hào đã biến âm thanh này có thật nhiều cung bậc của cảm xúc. Âm thanh tưởng như chỉ để báo hiệu năm học mới trong ngày tựu trường nhưng lại nói đến sự mừng vui của các em học sinh khi được cắp sách tới trường. Phải biết đây là thời điểm chiến tranh sụ mừng vui này mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Những âm thanh của tiếng trống khai trường trong bài thơ không chỉ mang đến cho người đọc những cảm xúc mà còn mang đến một không gian có trường học, các em học sinh, có cái trống trường. Những hình hảnh hết sức thân thuộc và đầy kỉ niệm. Ai ai cũng có thể tưởng tượng ra ngay được như cảm nhận được hiện thực trước mắt. Bài thơ mang đến cho người đọc nhiều giá trị nhân văn rất cao chỉ đơn giản thông qua những lời thơ mộc mạc nhất. Như đem tình cảm đến với vạn vật, không chỉ con người mà những vật thân thuộc cũng mang đến những tình cảm. Đây là bài học về sự trân trọng mọi thứ quanh ta.

Trên đây là những phân tích về bài thơ cái trống trường em. Hy vọng có thể giúp ích được cho nhiều bạn nhỏ có được cái nhìn sâu sắc hơn về những cung bậc cảm xúc ẩn chứa trong bài thơ này.

Soạn bài tập đọc cái trống trường em SGK tiếng việt 2

 

Với 3 câu hỏi cho bài thơ này để các em chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Dưới đây là phần giải đáp 3 câu hỏi này hy vọng giúp ích cho các em.

Câu 1: Bạn học sinh trò chuyện, xưng hô như thế nào với cái trống trường?

 Trả lời: Bạn học sinh xưng hô với cái trống trường giống như nói chuyện với người bạn thân của mình vậy: Buồn không hả trống?, Bọn mình”. Đây là sự thân thiết của những người bạn quan tâm đến nhau. Bên cạnh đó còn có từ xưng hô “Nó mừng vui quá” Câu xưng hô này giúp ta thấy được đây không phải con người nhưng vẫn là bạn. Giống như chú cún con của mình vậy.

Câu 2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống trường trong bài thơ?

 Trả lời: Những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống trường trong bài thơ: Nằm ngẫm nghĩ, buồn, lặng im, nghiêng đầu, Mừng vui, gọi.

Câu 3: Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh với ngôi trường?

Bạn học sinh rất yêu thương ngôi trường của mình. Tình cảm vui sướng khi được về lại trường học và gặp lại bạn bè.

Kết thúc 3 câu hỏi và trả lời.

Dưới đây là chi tiết bài học về bài thơ Cái Trống trường em được kênh VTV7 Online phát sóng vào năm 2021. Các em học sinh hãy cùng học và đọc bài thơ này cùng cô giáo nhé. Chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi và yêu mái trường của mình.

Bình luận

Trạng thái (?): bắt đầu
0/1000 ký tự

    Xu hướng mới nhất 2024

    Top 2 dịch vụ khách hàng được tư vấn nhiều nhất tháng 04 năm 2024.

    Video