Hướng Dẫn Cách Đánh Chuông Trống Bát Nhã

Thích 0 Bình luận 0
Xếp hạng: 0 (0 đánh giá)

Bài hướng dẫn chi tiết cách đánh chuông trống bát nhã cùng bộ sưu tập video hướng dẫn đánh chuông trống theo bài kệ bát nhã chi tiết ☎ 0971.009.886

Đánh chuông trống Bát Nhã là một trong những điều quan trọng nhất trong các nghi thức đặc biệt của Phật Giáo. Để có được cách đánh chuông trống bát nhã đúng chuẩn thì thông thường người đánh sẽ phải học tập trực tiếp từ những vị đi trước có kinh nghiệm về việc này. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin thì khi cần biết kiến thức gì thì trên mạng internet đều có cả. Chỉ có điều chúng ta cần lựa chọn làm sao cho đúng những nguồn kiến thức có giá trị và không bị sai lệch. Thông qua tìm hiểu và sưu tầm Đồ Gỗ Đọi Tam xin phép được gửi đến quý bạn đọc về một số kiến thức và video tham khảo khi đánh thỉnh chuông và trống bát nhã trong đình chùa.

Hướng dẫn cách đánh chuông trống bát nhã

Hướng Dẫn Cách Đánh Chuông Trống Bát Nhã

 

Để nắm rõ được cách đánh chuông trống Bát Nhã điều đầu tiên cần biết đến một số thuật ngữ dùng để chỉ nghi thức này chẳng hạn như Thỉnh chuông trống bát nhã, bài kệ chuông trống bát nhã, bài kệ trống bát nhã, cách đánh trống bát nhã miền Nam... Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra cách đánh cơ bản và những ví dụ bằng video được sưu tầm từ nguồn Youtube từ những bài kệ đánh chuông trống bát nhã của các vị cao tăng để quý vị tham khảo.

Ý nghĩa của tiếng chuông trống bát nhã

Tiếng chuông trống bát nhã thường được vang lên trong những buổi lễ pháp sự đặc biệt chẳng hạn như truyền giới, cung thỉnh các vị giảng sư, chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức… Bên cạnh đó trong các buổi đọc niệm kinh phật thì trống và chuông cũng được đánh lên ở phần mở đầu và kết thúc của một quyển kinh.

Mỗi khi tiếng chuông trống chùa được đánh lên ngầm ý thỉnh Phật thượng đường chúng giám. Đồng thời cung nghinh chư tôn đức và tác dụng nhiếp tâm những người nghe niệm kinh trở về với chánh niệm. Ý nghĩa của âm thanh tiếng chuông trống bát nhã được nhà Phật đề cao. Bởi, âm thanh tiếng chuông trống tác động thẳng đến sâu thẳm tâm hồn và tiềm thức của mỗi người. Âm thanh linh thiêng đem đến sự cảnh tỉnh và giác ngộ đến con đường của Phật. Chúng sinh và vạn vật đều vốn sở hữu riêng cho mình trí tuệ siêu việt và tuệ căn hướng Phật. Tiếng chuông trống bát nhã đưa con người dần khai mở và phám phá ra những điểm ấn dấu sâu trong tiềm thức của mỗi người. với ý nghĩa tâm linh to lớn khiến con người tỉnh lại từ cõi u minh về với chánh pháp. Khiếm những tâm hồn lạc lối tìm lại được con đường đúng đắn của mình để có được phật tâm hoàn mỹ.

Trên đây chỉ là ý nghĩa căn bản của chuông trống trong phật giáo nói chung và trong đình chùa nói riêng. Hai lại nhạc cụ này còn được coi là pháp khí hay pháp cụ rất quan trọng trong các nghi lễ phật giáo. Trống thường đi cùng với chuông vậy mới có câu nói “Tả Chung, Hữu Cố” (nghĩa tức là bên trái là Chuông và bên phải là Trống). Ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nghi thức đều đủ cả hẳn mọi người đã có thể thấy được sự quan trọng của hai pháp khí này.

Tìm hiểu ý nghĩa và những điều cần biết về Chuông Trống Bát Nhã

Hướng dẫn cách đánh chuông trống bát nhã bài kệ cơ bản

Hướng Dẫn Cách Đánh Chuông Trống Bát Nhã

 

Thông thường theo truyền thống để học cách đánh chuông trống Bát Nhã cơ bản thì người sau sẽ trực tiếp học tập theo các vị đi trước đã có kinh nghiệm. Cùng Đồ Gỗ Đọi Tam tham khảo chi tiết bài kệ chuông trống bát nhã cơ bản.

Trong đánh chuông trống bát nhã thì người đánh cần y theo bài kệ. Bài trống gồm có 3 phần chính đó là phần khai chuông trống, phần nhập chuông trống và phần kết thúc. Dưới đây là chi tiết cách đánh chuông trống bát nhã. Lưu ý: tiếng chuông được biểu thị bằng kí hiệu “O”, tiếng trống biểu thị bằng kí hiệu “X” (kí hiệu nhỏ biểu thị đánh tiếng nhỏ, kí hiệu viết hoa biểu thị đánh tiếng lớn):

Phần Khai chuông trống

  • Khởi đầu bằng 3 hồi chuông: Trước khi thỉnh chuông người đánh cần nhập khởi đầu bảy tiếng chuông nhỏ. Tiếp đến thỉnh 3 tiếng chuông thật lớn và chậm rãi thư thả chi tiết gõ như sau: o o o o o o o O O O (Vô Tam)
  • Tiếp đến là thỉnh 3 hồi chuông:

+ Hồi chuông thứ nhất: đánh liền một hồi chuông trống lúc đầu tiếng lớn và chậm càng sau thì tiếng càng nhỏ và nhanh cho đến khi kết hồi. O O O O O O o o o o o o o…

+ Hồi chuông thứ 2 đánh lại giống với hồi thứ nhất.

+ Hồi chuông thứ 3: tương tự đánh giống hồi 1 tuy nhiên khi kết thúc giống hồi thứ nhất xong thì đánh thêm 4 tiếng chuông thật lớn. O O O O.

Với phần khai trống làm tương tự như khai chuông ở bên trên với các hồi đánh tương tự. Với phần khai chuông có thể đánh cùng lúc cả chuông và trống cùng một lượt. Tiếng chuông được đánh ngay liền trước tiếng trống. Tiếp sau phần khai chuông trống là phần nhập chuông trống cùng lúc với bài kệ.

Phần đọc bài kệ và nhập chuông trống

Phần tiếp theo, chuông và trống được đánh cùng một lúc và đánh theo bài kệ. Sau khi dứt tiếng chuông lần 3, người cử hành vừa đánh trống vừa nhẩm đọc bài kệ Bát Nhã. Mỗi tiếng đọc đánh một tiếng trống, 2 tiếng sau đánh liền nhau và nhanh hơn. Người thỉnh chuông, sau mỗi câu kệ thì thỉnh một tiếng chuông, ngay sau 2 tiếng trống đánh liền nhanh thì thỉnh một tiếng chuông. Cụ thể cách đánh chuông trống bát nhã như sau:

Lần 1:

Bát Nhã Hội X XX O

Bát Nhã Hội X XX O

Bát Nhã Hội X XX O

Thỉnh Phật Thượng Đường X X XX O

Đại Chúng Đồng Văn X X XX O

Bát Nhã Âm X XX O

Phổ Nguyện Pháp Giới X X XX O

Đẳng Hữu Tình X XX O

Nhập Bát Nhã X XX O

Ba La Mật Môn X X XX O

Ba La Mật Môn X X XX O

Ba La Mật Môn X X XX O

Lần thứ 2: Lặp lại đánh giống với lần 1

Lần thứ 3: Lặp lại đánh giống như lần 1.

Phần chuông trống kết thúc

Ngay sau khi kết thúc lần đánh chuông trống thứ 3 của phần nhập chuông trống liền đánh tiếp phần kết thúc. Phần kết thúc đánh loạt trống và chuông đánh liền nhau. Bắt đầu bằng những tiếng lớn, tiếp theo đánh nhẹ dần và nhanh dần đến khi kết thúc. Sau cùng đánh bốn tiếng trống và chuông để kết thúc.

X O X O X O X O X O X O o x o x o x o x….

X O X O X O XX OO. (Đánh kép) (Ra Tứ)

Về cơ bản cách đánh chuông trống Bát Nhã không khó nhưng đối với người mới chưa có kinh nghiệm cũng như không hiểu biết về các âm luật trong đạo phật thì để làm tốt là không dễ. Thuộc bài kệ và đánh trống đúng nhịp điệu là điều quan trọng. Phần tiếp theo sẽ có một số video để quý vị tham khảo thêm.

Tổng hợp những video hướng dẫn và tham khảo

Hướng Dẫn Cách Đánh Chuông Trống Bát Nhã

 

Lý thuyết là một phần nhưng để thực hành và cử hành đánh chuông trống thuần thục cần có kinh nghiệm nhất định. Dưới đây, Đồ Gỗ Đọi Tam xin phép được giới thiệu một số video cử hành nghi thức thỉnh chuông trống Bát Nhã của các nhà sư nguồn Youtube để mọi người có thể tiện trau dồi thêm kinh nghiệm. Dưới đây là một số video mời quý vị tham khảo:

- Nghi lễ cử hành thỉnh chuông trống Bát Nhã tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh.

Nguồn Youtube: Kênh Âm Nhạc Phật Giáo

- Tiếp theo là video ghi lại màn vấn đáp và giải thích ý nghĩa của chuông trống bát nhã và hướng dẫn cách thỉnh chuông trống bát nhã của Thầy Thích Pháp Hòa.

Nguồn Youtube: Kênh Vấn Đáp Thầy Thích Hòa Pháp

- Video thầy Thích Pháp Hòa hướng dẫn thỉnh chuông trống bát nhã đúng cách. Video hướng đẫn chi tiết của thầy mọi người cùng tham khảo

Nguồn Youtube: Kênh Lương Đình Khoa

- Học viện phật giáo Việt Nam, màn biểu diễn chuông trống bát nhã trong chương trình “Tự hào Tổ Quốc & Mẹ Việt Nam” hướng tới đại lễ Vu Lan 2018.

Nguồn Youtube: Kênh Thudomedia

- Thỉnh chuông trống Bát Nhã miền Nam được nhà sư hướng dẫn rất rõ ràng và chi tiết cả bài

Nguồn Youtube: Kênh Chùa Niệm Phật Minnesota

Ngoài những video trên còn có nhiều nguồn video khác cùng liên quan đến chủ đề này. Trên đây là chọn lọc những tài liệu sát với cách đánh chuông và trống bát nhã nhất. Để có được những sản phẩm Đại Hồng Chung và Trống Bát Nhã chất lượng cao nhất tại làng nghề truyền thống liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn và báo giá chi tiết. Liên hệ ngay Hotline trên Website hoặc kết bạn Zalo 0971.009.886.